Cách pha chế nhựa composite

Nhựa composite hiện nay là một trong những ứng dụng hết sức hiệu quả được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực với ưu điểm là độ bền cao, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên để sử dụng thì cần tiến hành pha chế bởi nhựa composite là một loại nhựa tổ hợp bao gồm 2 pha là: pha nhựa và pha chất độn với mục đích tăng cơ lý của tính nhựa ban đầu. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về cách pha chế nhựa composite để các bạn cùng hiểu hơn về quy trình này.

Cách pha chế nhựa composite
Cách pha chế nhựa composite

Nhựa composite là gì?

Nhựa composite còn gọi là nhựa FRP. FRP là viết tắt của tiếng Anh: Fibeglass Reinfored Plastic. FRP có nghĩa: Nhựa cốt sợi thủy tinh.

Cấu tạo thành phần của nhựa composite gồm nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm; nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil. Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô): giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa,…; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiăng, sợi Silic,…; sợi nhựa tổng hợp: sợi polyeste (tergal, dacron, térylène,..), sợi polyamit,…; sợi kim loại: thép, đồng, nhôm,…

Mỗi vật liệu composite đều sẽ được thực hiện một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một pha liên tục, duy nhất. Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix), thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước…

Đặc biệt, trong nhựa cốt sợi thủy tinh FRP thì nhựa sẽ đóng vai trò liên kết, sợi thủy tinh đóng vai trò vật liệu gia cường. Vì vậy, nhựa FRP có tính năng cơ lý (chịu nén, chịu uốn, chịu kéo…) cao hơn bất kỳ một loại nhựa không có cốt liệu sợi thủy tinh ( như PVC, PP, PE, ABS,…). Chính vì khả năng vượt trội về cơ lý tính nên sản phẩm nhựa FRP đã được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp và dân dụng.

Cách pha chế nhựa composite

Trong việc pha chế thông thường sẽ áp dụng theo tỉ lệ nhất định để đạt được sản phẩm như mong muốn. Thông thường tỉ lệ pha chế 1:8–1:10 (tức là 1 chất đông cứng pha với 8 đến 10 polyester resin, epoxy, hoặc vinylester) hoặc tùy theo nhu cầu gia công cần khô nhanh hay chậm mà áp dụng tỉ lệ một cách thích hợp nhất. Nếu như nhựa có quá trình đông cứng quá nhanh khiến bạn không xử lý kịp thời thì cần pha loãng hơn

Lưu ý khi pha chế nhựa composite: Trong quá trình thực hiện pha chế hay gia công nhựa composite cần phải tuân thủ và thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn như: đeo khẩu trang, đeo kính bảo vệ mắt, trang bị đầy đủ ủng, găng tay, đồ bảo hộ trong suốt quá trình tiếp xúc với Polyester Resin có trong nhựa composite hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây hại khi tiếp xúc trực tiếp qua da, hít phải hơi sản phẩm.

Một số sản phẩm từ vật liệu composite

Ứng dụng của nhựa composite rất đa dạng và có thể áp dụng trên nhiều lĩnh vực điển hình như:

  • Thành phần tạo nên động cơ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ
  • Bình chịu áp lực cao
  • Ống dẫn xăng dầu
  • Ống dẫn nước sạch
  • Ống dẫn nước thải, dẫn hóa chất composite;
  • Ống thủy nông, ống dẫn nước nguồn qua vùng nước ngậm mặn, nhiễm phèn;
  • Vỏ bọc các loại bồn chứa hóa chất có khả năng ăn mòn
  • Bọc bề mặt bàn ghế, trang trí nội thất
  • Ứng dụng trong việc sử dụng hệ thống ống thoát rác nhà cao tầng
  • Hệ thống sứ cách điện, sứ cầu giao, các thiết bị chống sét, cầu chì
  • Lốp ô tô, xe đạp
  • Vỏ tàu thuyền
  • Thùng chở hàng
  • Thùng rác

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về cách pha chế nhựa composite có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.