Sơn giao thông
Nhận thi công sơn giao thông, sơn kẻ đường, sơn Visual nhà xưởng, kho bãi toàn quốc. giá rẻ, chất lượng, có bảo hành. Liên hệ báo giá ngay :0588 662 888
Sơn giao thông – Sơn kẻ đường – Sơn Visual là một trong những sản phẩm có tính ứng dụng rộng rãi đống vai trò quan trọng đến việc duy trì hoạt động giao thông hiện nay. Vì đặc tính “dầm mưa dãi nắng” mà khi lựa chọn sơn giao thông – sơn kẻ đường – sơn visual bạn cần lựa chọn sản phẩm chất lượng để đảm bảo được hiệu quả của công trình.
sơn giao thông sơn kẻ đường sơn đường phố sơn dẻo nhiệt giao thông sơn kẻ đường nippon sơn vạch đường sơn dẻo nhiệt kova sơn vạch đường giao thông sơn tín hiệu giao thông báo giá sơn kẻ vạch giao thông sơn giao thông kova
Sơn giao thông là gì?
Sơn giao thông là một sản phẩm sơn có tính năng đặc biệt, dùng cho các hạng mục hạ tầng giao thông và đặc biệt là phải có khả năng phản quang.
Sơn kẻ đường
Sơn kẻ đường giao thông phản quang có nhiều loại như sơn nóng (sơn giao thông nhiệt dẻo), sơn nguội thì có 2 loại cơ bản là sơn hệ nước (sơn giao thông gốc nước) và sơn hệ dung môi (sơn giao thông gốc dầu)
Đặc điểm sơn giao thông
- Sơn phải có khả năng phản quang và đạt tiêu chuẩn Việt Nam theo theo quy chuẩn Quốc gia QCVN 41:2012 BGTVT về Báo hiệu đường bộ
- Sơn phải có khả năng chịu mài mòn cao, chịu thời tiết khắc nghiệt
- Sơn giao thông nhiệt dẻo được thi công nhiều cho các mạng lưới đường giao thông
Đối với mỗi một loại sơn kẻ đường giao thông sẽ có những cách thức thi công khách nhau và được ứng dụng cho những hạng mục cụ thể như:
- Sơn giao thông nhiệt dẻo thường được sử dụng để sơn kẻ vạch đường giao thông, vạch bãi đỗ xe, sơn gờ giảm tốc, sơn con lươn,…
- Sơn vạch kẻ đường giao thông hệ nước và hệ dung môi thường được dùng kẻ vạch bãi đỗ xe, vạch trong nhà máy, vạch phân chia khu vực trong nhà xưởng, vạch kẻ đường giao thông, sơn bó vỉa chân tường, sơn bó vỉa vàng đen và đỏ trắng
- Như vậy, Quý khách đã có thể hình dung ra được những hạng mục nào thì nên dùng sơn giao thông nhiệt dẻo. Những hạng mục nào thì nên dùng sơn giao thông gốc nước hoặc hệ dung môi thì sẽ mang lại hiệu quả cao nhất với chi phí rẻ nhất
Lợi ích và chức năng của sơn giao thông
Sơn phản quang có thể mang lại những lợi ích hết sức nổi bật điển hình như :
- Tạo ra độ phản quang nhất định
- Làm sơn kẻ vạch, sơn bó vỉa trong các hầm, bãi đỗ xe
- Làm sơn đường chỉ dẫn phân làn cho giao thông qua lại thuận tiện
- Tiết kiệm thời gian và chi phí. Sơn trực tiếp không cần sơn lót, độ phản quang tốt đẩy nhanh tiến độ thi công
- Bảo vệ sức khỏe người thi công cũng như mọi người: Sơn không gây mùi,không độc hạị
- Sơn phản quang dùng làm vạch kẻ đường, là tín hiệu chỉ dẫn giao thông mà bất cứ ai cũng dễ dàng bắt gặp. Sơn vạch kẻ đường được sử dụng nhiều nhất là sơn kẻ đường màu trắng và màu vàng.
- Sơn phản quang dùng cho biển báo giao thông, nó được ví như những ngọn đèn trong đêm giúp mọi người dễ dàng quan sát tín hiệu cảnh báo từ xa.
- Sơn phản quang dùng cho cột chân tường trong tầng hầm, bãi đỗ xe vì đây là những nơi có mật độ ảnh sáng thấp hơn. Sơn phản quang màu vàng và màu đen là 2 màu sơn phản quang được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp này.
Các loại sơn giao thông
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sơn giao thông cụ thể như
- Sơn giao thông Seamaster 6200
- Sơn phủ trong suốt phản quang 6250P -5555 Seamaster
- Sơn lót có màu phản quang 6250P Seamaster
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng sẽ được tư vấn sản phẩm thích hợp về tính chất sơn, màu sắc sơn… để đảm bảo được chất lượng như mong muốn
Quy trình sơn giao thông, sơn phản quang, sơn kẻ vạch layout visual place.
Quy trình thực hiện việc thi công sơn giao thông được tiến hành qua các bước cụ thể như sau :
Bước 1 : Thi công sơn lót
Dùng con lăn nhúng vào thùng sơn lót, lăn thật đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch kẻ hoặc có thể lăn rộng hơn độ rộng của vạch kẻ sơn. Sau đó đợi cho sơn khô mới bắt đầu thi công sơn dẻo nhiệt (có thể chờ 10 – 15 phút cho lớp sơn lót khô). Thông thường khâu lăn sơn lót này sẽ triển khai trước khi thi công sơn kẻ màu nên rất ít khi phải đợi sơn khô.
Bước 2. Thi công sơn nhiệt dẻo
- Nấu sơn
+ Để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ thi công vượt quá quy định, nên từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, cho máy khuấy hoạt động (vừa khuấy vừa nấu, để tránh quá nhiệt cục bộ) cho đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến đầy nồi thì dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700C – 2100C) tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công.
+ Trong khi làm sơn nóng chảy cần kiểm soát nhiệt độ bằng một nhiệt kế với độ chính xác + 50C, để tránh cho sơn bị quá nhiệt độ cho phép.
+ Khi đã nóng chảy cần chú ý:
– Với sơn gốc hydrocacbon chỉ sử dụng được trong vòng 6 giờ
– Với sơn gốc alkyd sẽ chỉ sử dụng được trong vòng 4 giờ.
+ Vì vậy trong khoảng thời gian đó không được đốt nóng vượt quá nhiệt độ quy định của nhà sản xuất. Sau thời gian đó sơn đã đun nóng phải được loại bỏ.
+ Tuỳ theo mặt đường, nếu buổi sáng nhiệt độ mặt đường từ 30C – 40C thì nấu sơn từ 1800C – 2100C, buổi trưa nhiệt độ mặt đường vào mùa hè từ 60C – 70C thì nấu sơn từ 1700C – 1900C.
Giảm lửa chuẩn bị rót sang xe thi công.
- Bắt đầu trải sơn nhiệt dẻo kẻ vạch
+ Yêu cầu: Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 1800C – 2100C thì rót sơn vào xe thi công. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 1700C – 1900C. Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sau đó, cho sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 1700C – 1800C đảm bảo cho sơn bám chặt trên bề mặt Asphalt.
+ Yêu cầu: Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, bong tróc, vón cục hay bị các khuyết tật khác.
- Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch
+ Khi có yêu cầu thi công một lớp bi phản quang trên bề mặt vạch sơn kẻ đường, loại bi thủy tinh sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình.
+ Với công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn của Anh Quốc thì bi thủy tinh phản quang bề mặt phải đáp ứng yêu cầu B của tiêu chuẩn BS 6088.
+ Để nâng cao tầm nhìn của vạch sơn kẻ đường trong đêm, cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang phải từ 180 – 850 mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn BS 6088, có thể rắc bi thủy tinh phản quang trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch sơn kẻ đường.
+ Với công trình có thiết kế sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ thì bi thủy tinh phản quang bề mặt phải đáp ứng loại II của tiêu chuẩn AASHTO M 247-81.
+ Để nâng cao tầm nhìn của sơn kẻ vạch đường trong đêm, cỡ hạt của bi thủy tinh phản quang phải từ 180 – 600 mm, mặt khác nó phải đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn AASHTO M 247-81, có thể rắc bi phản quang trên toàn bộ hoặc một phần bề mặt vạch sơn kẻ đường.
+ Bi thủy tinh phản quang sẽ được rắc bằng máy với tốc độ thích hợp hoặc rơi tự do tuỳ theo thiết kế của từng loại xe thi công với lượng 350 + 50g/m2 ngay sau khi sơn được trải trên bề mặt đường và bám chặt trên bề mặt của sơn kẻ vạch đường.
Báo giá thi công sơn giao thông, sơn kẻ vạch hoặc layout
Hiện nay, để có báo giá cụ thể cho việc thi công sơn giao thông, sơn kẻ vạch hoặc layout cần có quá trình khảo sát thực tế để nắm bắt được tình hình thực tiễn một cách cụ thể nhất. Trên thị trường hiện có rất nhiều đơn vị tiến hành thi công sơn giao thông, điều quan trọng là bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy để có thể đảm bảo được quy trình này diễn ra một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Mọi băn khoăn về việc báo giá thi công sơn giao thông, sơn kẻ vạch hoặc layout vui lòng liên hệ Hotline : 0588 662 888 để được tư vấn một cách cụ thể và kịp thời nhất.
Công ty Sơn epoxy, đánh bóng bê tông Tiến Phát Đạt xin gửi đến quý khách hàng sự tin tưởng, chất lượng và giá cả hợp lý