Sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là quy trình sơn phủ một lớp chất dẻo lên phía trên bề mặt phổ biến nhất là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Quy trình sơn tĩnh điện này đảm bảo được tính thẩm mỹ và độ bền cao cho sản phẩm, giảm tối đa nguy cơ phai màu, bong tróc hay bị ăn mòn.
Nguyên lý sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện (Electro Static Power Coating Technology) là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Đáng chú ý nhất chính là việc các nhà khoa học đều công nhận rằng hiếm có một công nghệ hiện đại nào được phát minh và đưa vào phục vụ sản xuất mà có chất lượng cao và giá thành hợp lý như sơn tĩnh điện.
Sơn tĩnh điện hay còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ ở dạng bột, khi sử dụng sẽ tích một điện tích (+) khi được đi qua một thiết bị gọi là “súng sơn tĩnh điện”. Vật sơn sẽ được tích điện tích (-) để tạo hiệu ứng bám dính giữa bột sơn và vật sơn, điều này giúp tăng hiệu quả bám dính và độ bền cho lớp sơn phủ.
Ưu điểm của công nghệ sơn này chính là mang lại những ưu điểm nổi bật và kinh tế, an toàn cho môi trường, có thể được xem là ứng dụng cho lâu dài trong tương lai.
Trải qua nhiều cải tiến trong khoa học, sơn tĩnh điện đã ngày càng được hoàn chỉnh hơn. Hiện nay sơn tĩnh điện được phân chia thành:
– Sơn tĩnh điện trong nhà.
– Sơn tĩnh điện ngoài nhà.
Quy trình thực hiện cụ thể là: sử dụng dây chuyền sơn dạng bột, thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động, thực hiện trong buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại, máy nén khí, máy tách ẩm … với mục đích tăng độ bền cho nước sơn trên sản phẩm.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Các vật dụng thường được áp dụng sơn tĩnh điện là thép, nhôm, thép mạ kẽm, magie, kẽm, đồng thau… các sản phẩm kim loại với kích thước đa dạng… cũng hoàn toàn có thể áp dụng công nghệ này.
Áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm vì lượng bột không bám vào thiết bị có thể thu hồi và tái sử dụng. So với kỹ thuật phụ ướt truyền thống thì sơn tĩnh điện đạt được độ bao phủ lớn hơn vì có thể đi sâu vào trong các ngóc ngách.
Trước khi phun yêu cầu bề mặt phải được làm sạch, sấy khô, cải thiện chất lượng bề mặt. Có thể thực hiện việc gia công bề mặt bằng việc sử dụng các dung môi chuyên dụng, các chất mài mòn hoặc hóa chất pha loãng
Một trong những vấn đề mà bạn cần lưu ý khi áp dụng công nghệ sơn tĩnh điện này chính là hạn chế của nó là cần phải làm nóng vật cần sơn ở nhiệt độ cao (2600) để làm nóng chảy bột, vì thế nó chỉ áp dụng được cho những vật phẩm bằng kim loại, kích cỡ của chi tiết cũng cần phải phù hợp đủ để cho vào trong lò và màu sắc các mẻ phải đồng nhất cũng như phải phù hợp màu với các loại sơn thông dụng khác.
Dù sao đi nữa thì sơn tĩnh điện vẫn được đánh giá là công nghệ mang đến hiệu quả rất cao trong việc sơn phủ bề mặt kim loại cho độ bền cao và đạt được tính thẩm mỹ.